Nếu đã có dịp ghé thăm nhà sàn Bác Hồ bạn sẽ không thể không bị thu hút bởi chiếc ghế mây được đan thủ công vô cùng tinh tế được trưng bày ở vị trí vô cùng trang trọng trong ngôi nhà của Bác. Hầu hết mọi người đều tự hỏi chiếc ghế này đến từ đâu? Vậy nên trong bài viết này Papasan Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
- Nguồn gốc đặc biệt của chiếc ghế mây tặng Bác Hồ
Cảnh người dân Ngọc Động bên những chiếc giỏ mây
Theo tìm hiểu từ một số nguồn tin Papasan Việt Nam được biết vào năm 1957 người dân làng Ngọc Động nhận được tin khánh thành ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch, những người nghệ nhân trong làng muốn nhân sự kiện trọng đại này gửi đến Bác một món quà. Sau một khoảng thời gian suy nghĩ người dân Ngọc Động quyết định đan tặng Bác Hồ chiếc ghế mây.
Để có một chiếc ghế mây đẹp nhất, hoàn hảo nhất người dân Ngọc Động đã quyết định tổ chức một cuộc thi tài giữa các nghệ nhân trong làng. Trải qua cuộc thi tài làng đã chọn ra được Top 7 nghệ nhân có tay nghề cao nhất làng đan ghế tặng Bác. Một trong top 7 người nghệ nhân năm ấy người dân đặc biệt ấn tượng với tay nghề và tinh thần sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Văn Minh – người nhỏ tuổi nhất trong top thợ năm ấy.
- Sự kỳ công tỉ mỉ trong quá trình làm ghế của người dân Ngọc Động
Nghệ nhân Nguyễn Văn Minh – Top 7 người thợ Ngọc Động đan ghế mây tặng Bác Hồ
Sau khi thành lập được tổ thợ những người nghệ nhân bắt triển khai các công đoạn đan ghế. Để có thể tạo ra được chiếc ghế đẹp nhất, tinh tế nhất tổ thợ đã phân công người chọn mây, người uốn khung, kéo sợi, sơn màu. Đặc biệt trong những công đoạn này những người thợ trẻ sẽ đảm nhận công đoạn kéo sợi – khâu quan trọng nhất bởi công đoạn này cần lực lớn sợi mới thẳng và có độ bóng đẹp nhất.
Do nguyên liệu không có sẵn và khá khó tìm buộc những người thợ phải thay phiên nhau lên khu rừng già Tây Bắc và một số rừng ở Thanh Hóa mới có thể lựa chọn được những cây mây có tuổi trưởng thành. Theo chia sẻ từ nhóm thợ nghề để có sợi mây chất lượng nhất họ phải chọn những cây song mật có tuổi trên 20 năm và không được cụt ngọn. Những cây mây này được đánh giá sẽ có khả năng chống mối mọt tốt nhất đồng thời ghế sẽ lên màu đẹp nhất.
Sau khi đưa được những cây mây từ rừng già về, người thợ sẽ tiến hành ngâm mây dưới bùn nhão rồi đem phơi nắng cho khô. Mây khi đã được xử lý xong sẽ được kéo sợi sao cho thật bóng và dẻo. Chờ một khoảng thời gian những sợi mây được kéo sợi tinh tế nhỏ xíu và có màu vàng óng bắt mắt sẽ được chọn để đan ghế. Đối với khung ghế người thợ sẽ chọn những cây gỗ quý, tuổi đời cao giúp ghế không bị tấn công của mối mọt tạo độ bền chắc chắn.
Bản sao của chiếc ghế mây tặng Bác Hồ được nghệ nhân Nguyễn Văn Minh làm lại
Sơn ghế chính là công đoạn cuối cùng mang tính quyết định độ tinh tế hoàn hảo của chiếc ghế. Để có màu sơn đẹp nhất người thợ sẽ dùng quả cây sơn ở Phú Thọ rồi đem lọc mủ và đun 3 ngày 3 đêm để có được màu sơn đen bóng cho ghế. Trải qua những công đoạn khó khăn vất vả một chiếc ghế mây tinh tế cầu kỳ hoàn hảo đến từng chi tiết đã được hoàn thành trong niềm hân hoan, thán phục của người dân Ngọc Động.
Qua bài viết này Papasan Việt Nam hy vọng nó sẽ có nhiều thông tin bổ ích gửi đến bạn. Để đọc thêm nhiều bài viết hay hãy theo dõi đồng hành cùng chúng tôi nhé!
Xem thêm bài viết: ghế nệm đọc sách, bàn ghế mây thanh lý, ghế đọc sách tại hà nội
PAPASAN VIỆT NAM – TINH HOA NGHỆ NHÂN VIỆT