Nếu là một người yêu thích các sản phẩm nội thất mây, bạn sẽ biết sản phẩm từ mây đan đạt được sự tinh tế và độ sắc sảo phải kỳ công tỉ mẩn thế nào. Bạn muốn biết để được xem là người thợ lành nghề các nghệ nhân cần phải đòi hỏi những tố chất gì, thì ở bài viết này hãy cùng Papasan Việt Nam sẽ giải mã sự đặc biệt của đôi tay đặc biệt này nhé!

  1. Công việc của những người làm nghề “dệt” gồm những gì?

1.1 Chọn lọc, chuẩn bị song mây

Để làm được những sản phẩm nội thất mây đạt được chất lượng tốt nhất, đón nhận được đông đảo sự yêu thích của khách hàng những người thợ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn nguyên liệu. 

Mây được lựa chọn để tiến hành sơ chế

Do một số thay đổi của môi trường sống một số làng nghề không thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sẵn có buộc họ phải lựa chọn nhập nguyên liệu từ các khu vực khác về. Để có nguồn nguyên liệu tốt nhất việc đầu tiên người thợ phải chọn được những cơ sở cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng tốt nhất.

Hiện nay một số làng nghề đang gặp vấn đề trong việc tuyển chọn nguồn nguyên liệu do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ. Vậy nên việc tuyển chọn những sợi song mây chất lượng ngày càng trở thành thách thức lớn đối với làng nghề.

1.2 Quy trình để tạo ra sản phẩm mây của các nghệ nhân

Mỗi làng nghề sẽ có những bí quyết riêng để tạo nên “chất” riêng độc đáo cho mỗi làng nghề. Tuy nhiên vẫn phải trải qua những quy trình chung.

Sơ chế mây

Giai đoạn đầu tiên: Sau khi có nguyên liệu người thợ sẽ mang đi sơ chế.

Giai đoạn 2: Áp dụng kỹ thuật chuẩn bị cho công đoạn đan người thợ sẽ tiến hành chọn lọc những sợi mây chất lượng và phân loại chúng sao cho phù hợp với mỗi sản phẩm. Ví dụ như: với ghế màu vàng sẽ chọn sợi song mật nào để khi hoàn thành sản phẩm có màu vàng đẹp nhất, để đan giường mây thì nên chọn sợi song mật kích thước ra sao…

Phân loại mây

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn người thợ bắt đầu tiến hành đan sản phẩm. Chất lượng và sự tinh tế của sản phẩm trong công đoạn này đều phụ thuộc vào kỹ thuật tay nghề của người nghệ nhân.

Giai đoạn 4: Kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ.

  1. Tố chất cần có của một nghệ nhân làng nghề

Đã từng có cơ hội “rong ruổi” tìm hiểu hầu hết các làng nghề Papasan nhận ra rằng: nghề đan mây khá dễ học và dễ làm. Thế nhưng có đồng hành và gắn bó với nghề hay không lại là một chuyện khác. Việc các làng nghề mây đan hiện nay đang đối diện với nguy cơ mai một do có những người sau khi học xong họ bỏ nghề không đồng hành tiếp tục gắn bó với nghề.

Người nghệ nhân bên những sợi mây

Là một nghệ nhân những người thợ làng nghề phải có các yếu tố sau:

– Người thợ phải có tình yêu nghề. Một sản phẩm trở nên có hồn và tinh tế hơn khi nó được tạo bởi tình yêu sự tâm huyết của người làm nghề.

– Làm một người nghệ nhân làng nghề yêu cầu mỗi một người thợ cần có những am hiểu cơ bản về giá trị văn hóa mà nghề mang lại. Bởi khi là một người nghệ nhân họ còn mang sứ mệnh lên tỏa giá trị truyền thống làng nghề của cha ông.

– Người thợ phải có đam mê nghệ thuật, yêu thích sự sáng tạo và khả năng tạo ra các sản phẩm nội thất mây độc đáo, công phu. Chất “nghệ” của một người thợ đóng vai trò rất lớn giúp sản phẩm trở nên có hồn hơn.

– Một trong những tố chất không thể thiếu của một người nghệ nhân đó là: sự tỉ mỉ, chi tiết trau chuốt trong từng sản phẩm. Nam Cao đã từng nói “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương”. Vậy nên để làm một người nghệ nhân chân chính điều tối kỵ đó là không được làm qua loa cẩu thả hãy tỉ mỉ và trau chuốt cho sản phẩm của mình. Có như vậy ta mới tạo ra được sản phẩm hoàn hảo nhất.

Qua bài viết này chúng tôi rất hy vọng bạn sẽ cảm nhận được phần nào những giá trị tinh tế nét đẹp văn hóa Việt được ẩn sâu trong mỗi sản phẩm của Papasan Việt Nam.

Xem thêm bài viết: ghế xích đu mây đan, ghế mây văn phòng, bàn ghế mây cafe đẹp

PAPASAN VIỆT NAM – TINH HOA NGHỆ NHÂN VIỆT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *