So với những cây mây cùng loài, hình ảnh cây mây nếp có vẻ quen thuộc hơn với rất nhiều người. Dọc theo những con đường ở khắp các làng quê Bắc Bộ bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này mọc dại ở ven đường. Trong bài viết này Papasan Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin vô cùng thú vị về loài cây này. Hãy dõi theo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tên thường gọi của cây mây nếp
Cây và quả mây nếp
Cây mây nếp có tên khoa học là Calamus tetradactylus Hance. Còn đối với người Việt ngoài cái tên thường gọi là mây nếp nó còn có một số tên khác như: Mây tắt, mây ruột già, mây vườn. Đối với tên thương phẩm cây mây nếp có tên gọi là: White rattan. Theo tìm hiểu từ một số nguồn tin Papasan Việt Nam được biết mây nếp thuộc họ: Cau dừa – như Palmae cùng họ với cây song mật.
Những thông tin thú vị về đặc điểm hình thái của cây mây nếp
Mây nếp là cây thuộc dạng thân ngầm nằm dưới mặt đất có hình dạng tương tự củ gừng. Tuy nhiên nó có vỏ màu đen và cứng như sừng. Dưới thân ngầm là vị trí của rễ cây mây nếp. Rễ của nó được đánh giá là khá chắc khỏe mặt ngoài có lớp vỏ rắn bên trong phần lõi cây khá cứng, khô.
Cây mây nếp trong vườn ươm
Loài mây thường thích mọc thành bụi, đặc tính này của mây khá giống với một số loài cây như tre, măng, nứa, luồng. Với những khóm cây già thường hay sở hữu thân ngầm to và một bộ rễ lớn. Trong quá trình sinh trưởng bộ rễ thường có xu hướng nổi lộ thiên trên mặt đất. Đối với thân khí sinh của cây nó chỉ to bằng ngón tay tuy nhiên khi được leo trên cây gỗ nó có thể dài tới 20 – 30m.
Hình dáng lá của mây nếp
Khi leo nó sử dụng các “tay mây” – một phần từ bẹ lá trên thân cây mọc ra và từ lá thứ 6 trở đi “tay mây” mới xuất hiện. Trên “tay mây” sẽ có vuốt để thân mây có thể bám chặt vươn ngọn dài lên cây gỗ để hấp thụ ánh sáng mặt trời. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do thân khí sinh không thể tự phân nhánh được.
Thân mây được bao bọc bởi các bẹ và được phủ kín gai khắp mình. Do gai mây nếp khá cứng vậy nên khi thu hoạch mây thường gây nhiều bất tiện và nguy hiểm. Thân mây có độ dài khoảng 10 – 15m. Ở những khu vực miền núi cây sinh trưởng tốt thân có thể dài tới 30m. Khi mất ngọn thân mây nếp sẽ không phát triển chiều dài dẫn đến chất lượng sợi kém. Đây được xem là điểm đặc biệt của mây nếp so với những loại cây thân leo khác.
Mây nếp thường mọc thành các cụm lớn nhỏ
Bề ngoài lá mây nếp có hình thù khá đặc biệt, nó là kiểu lá đơn xẻ lông chim rất sâu gần giống với lá kép. Lá mây lúc nhỏ phần cuống dài khi cây ở độ tuổi trưởng thành lá có thể dài tới 1m có thể chứa được 14 – 20 lá chét trên một trục lá. Bạn biết không lá mây có thể xanh quanh năm và có thể sống dai tận 4 – 5 vẫn chưa rụng lá. Đây là điểm độc đáo mà Papasan Việt Nam cho rằng nó chỉ xuất hiện ở loài mây đặc biệt này.
So với quả của cây song mật, quả mây nếp có kích thước khiêm tốn hơn. Mây nếp có quả hình cầu, đường kính quả là 8mm đầu quả có mỏ nhọn và núm nhụy tồn tại. Vỏ quả có vảy bao bọc được xếp thành 18 hàng dọc. Quả non có màu xanh và ngả màu xám vàng khi già. Hạt mây non có màu trắng ngà khi quả chín hạt màu nâu đen, cùi quả mọng nước. Quả nón thường có vị đắng khi chín quả có vị ngọt và có thể ăn được.
Hy vọng ở bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về loài mây đặc biệt này. Để có bỏ túi được nhiều thông tin thú vị nhất về loài cây này đừng quên theo dõi phần 2 trong bài viết tới của Papasan Việt Nam nhé.
Xem thêm bài viết: ghế đọc sách tại hà nội, xích đu giọt nước, sofa mây giá rẻ
PAPASAN VIỆT NAM – TINH HOA NGHỆ NHÂN VIỆT