Chẳng biết tự bao giờ Mây tre đan đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Sự xuất hiện của những vật dụng quen thuộc được làm từ mây tre như là một phần của cuộc sống nó ăn sâu vào nếp nghĩ nếp làm của người Việt Nam. Trải qua thăng trầm của thời gian chúng ta luôn tự hào vẫn giữ được trọn vẹn hồn cốt về nghề của cha ông. Để khám phá nét đẹp truyền thống này hãy đồng hành cùng Papasan nhé.

  1. Lịch sử nghề Mây tre đan

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh

Khi ngược dòng lịch sử tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc của nghề Mây tre đan chúng tôi bỗng có chút hụt hẫng. Bởi hầu hết mọi thông tin tư liệu có nhắc đến lịch sử nghề hiện nay khá khan hiếm, thường những thông tin mà Papasan có được đều được khai thác từ những câu truyện truyền miệng của người dân làng nghề. Thế nên chúng tôi rất tiếc khi không tìm được nguồn tư liệu đắt giá chứng thực được rõ ràng quá trình hình thành phát triển của làng nghề.

Trích dẫn một tư liệu nói về lịch sử nghề Mây tre đan mà chúng tôi có nghe từ Bác Trần Văn Trẩm (bố nghệ nhân Trần Văn Cửu) phụ trách nhà trưng bày sản phẩm mây tre giang thôn Hạ. Bác có nói: “Đã lâu lắm rồi, cách đây bốn trăm năm về trước, Phú Hoa Trang (tên cũ của Phú Vinh) xuất hiện ba ông chuyên làm các sản phẩm “lâm sản ngoài rừng”như rổ, rá, rế, làn… phục vụ cho nhu cầu của bà con chòm xóm. Theo thời gian, nghề dần lan rộng, “phủ sóng” cả thôn, rồi cả xã. Cho đến hôm nay “hơi hướng” của làng còn vươn xa tới hơn hai mươi địa phương khác nhau, trải dọc theo đất nước”.

Từ xa xưa người Việt bằng sự sáng tạo và khéo léo của mình họ đã biết kết hợp song mây với tre trúc để đan thành những vật dụng cần thiết phục vụ đời sống của mình. Có lẽ vậy mà người Việt đã tạo nên “mối lương duyên” đặc biệt này. 

Nhờ những trải nghiệm thực tiễn mà người Việt xưa đã biết được các đặc tính đặc trưng của từng loại cây sau đó kết hợp chúng lại với nhau. Chẳng hạn như khi nói về tre người Việt thường chú ý đến các đặc tính thẳng cứng của nó. Vậy nên khi làm nhà người Việt thường lựa chọn tre để làm cột nhà. Mây có tính mềm dẻo, dễ uốn, bền sẽ được dùng để đan rổ rá, giỏ…

  1. Sức sống mãnh liệt của làng nghề Mây tre đan

Ngày nay những người trẻ vẫn cố gắng gìn giữ phát huy nghề truyền thống của làng

Có lịch sử truyền thống từ ngàn năm thế nhưng trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử các làng nghề mây tre đan truyền thống vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Vậy đâu là bí quyết để các làng nghề vẫn sống còn với thời gian và đang trên đà phát triển. Theo tìm hiểu cùng những chuyến rong ruổi ở khắp các làng nghề Papasan có tìm được một số lý do sau:

– Lý do đầu tiên phải nói đến chính là tình yêu nghề của người dân làng nghề. Bởi chúng ta chẳng thể duy trì một sở thích lâu nếu như chúng ta không có đủ tình yêu và sự tâm huyết với chúng.

– Cách giáo dục người trẻ của người dân làng nghề. Việc giúp người trẻ hiểu và thích học nghề truyền thống của cha ông phụ thuộc rất nhiều về cách giáo dục của gia đình. Nếu để thế hệ trẻ hứng thú với nghề truyền thống hãy dạy và truyền tình yêu nghề cho họ một cách tự nhiên không ép buộc. 

– Người dân làng nghề luôn có tính kế thừa và tinh thần cải tiến ở bên trong. Nhờ có “tính cách” đặc biệt này mà các sản phẩm của làng nghề dù được cải tiến cho phù hợp với thị hiếu ngày nay của người dùng nhưng vẫn giữ được các hồn túy truyền thống của cha ông.

– Nhạy bén với thị trường. Nhằm giúp sản phẩm không bị bỏ quên phía sau những người dân làng nghề luôn cố gắng tìm hiểu nhu cầu và sự biến đổi của thị trường để từ đó cải tiến thay đổi sản phẩm so cho phù hợp nhất.

Qua bài viết này Papasan hy vọng bạn sẽ thấy yêu những sản phẩm thủ công truyền thông này hơn.

Xem thêm bài viết: bàn ghế mây cafe đẹp, ghế mây hình trứng, sofa mây 2 chỗ giá rẻ

PAPASAN VIỆT NAM – TINH HOA NGHỆ NHÂN VIỆT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *